PHIM OPPENHEIMER (2023)
Cuối cùng, ko thắng nổi sự tò mò, tôi đã xem phim…
1/ Không ngoài dự đoán, phim chả có gì đặc biệt. Tuy nhiên thì đây là 1 bộ phim hay. Tôi thực sự kính nể trình độ làm phim của người Mỹ. Với 1 kịch bản khô khốc, thuần túy mô tả cuộc đời 1 nhà khoa học trong bối cảnh thế chiến 2 vào giai đoạn cuối. Phim chỉ toàn thoại và thoại, ko có đánh đấm, kỹ xảo giật gân gì, lại dài lê thê đến 3h đồng hồ. Nhưng:
- Không khi của phim thì rất sinh động, lôi cuốn; Hình ảnh tươi tắn, nhịp phim dồn dập dù phim chẳng hề có cao trào hay nút thắt nào.
- Nhạc phim rất cuốn hút. Suốt 3h của phim, nhạc nền luôn được duy trì không phút ngơi nghỉ. Đây là yếu tố then chốt giúp tạo ko khí sinh động cho phim. Khá khen đạo diễn đã chọn thủ pháp quá đơn giản là dùng âm nhạc để tạo sự hấp dẫn cho bộ phim vốn chả có gì để xem.
- 2 pha nude & make love của phim thì tầm thường thôi, đưa vào để tạo chút vui vẻ cho phim. Ko có 2 scene này thì cũng ko ảnh hưởng gì đến nội dung.
- Đặc sắc nhất của phim Oppenheimer chính là “thoại”. Dù phim dài 3h và nói chuyện từ đầu đến cuối, song hầu như câu thoại nào cũng chất lượng. Biên kịch thực sự tài ba!
2/ Nội dung thì sao?
Những người đi xem phim này cần có kiến thức cơ bản về chính trị Quốc tế, nếu ko thì sẽ ko thể nào chịu đựng được đến 3h đồng hồ. Hơn 2h đầu tiên, tôi chỉ tập trung vào việc đọc thoại. Nội nhớ tên nhân vật và vai trò của họ là đã muốn lú rồi, ko còn chút time nào để suy nghĩ bất cứ gì. Đến gần 1h còn lại, khi Oppenheimer bước vào các buổi điều trần với quan chức CP (sau khi 2 quả bom được thả xuống Nhật Bản), và nhân vật Strauss thể hiện quan điểm của mình về Oppenheimer, đó là lúc người xem bắt đầu hiểu rõ hơn mọi thứ. Thực sự, chỉ cần xem từ lúc này là đủ hiểu được phim, bao gồm tư tưởng của kịch bản.
* Ngoài những sự tò mò đã nói ở trên, điều khiến tôi quan tâm nhất là, phải chăng người Mỹ đang muốn trình bày điều gì với thế giới thông qua bộ phim này?
Tôi nghĩ là mình đã đoán đúng. Nước Mỹ đổ mọi tội lỗi của vụ thả bom nguyên tử xuống nước Nhật, giết 200k người và di chứng cho hàng triệu người, cùng nỗi đau tinh thần nhiều năm sau, cho một nhà khoa học là Robert Oppenheimer.
Những đoạn đối thoại đặc sắc đậm chất Mỹ ở các buổi điều trần của Oppenheimer khiến người xem, dù ở khuynh hướng lập luận nào cũng khó lòng xác định bên nào có lý hơn bên nào. Ngay cả Oppenheimer, quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng vì hoàn toàn tự tin vào lòng trung thành của mình với nước Mỹ, cùng sự xác quyết ko hề mong muốn quả bom sẽ được sử dụng theo cách tồi tệ như thế, thì cuối cùng cũng tự thốt lên rằng: “Có lẽ tôi thực sự nghĩ như vậy” (tức là ông thực sự muốn thả bom nước Nhật để mong kết thúc chiến tranh).
Đó cũng là câu chốt của phim.
Đó là quan điểm của Tác giả kịch bản Christopher Nolan
Phim này được truyền thông quốc tế ưu ái, lăng xe, thì việc cho rằng nó chuyển tải thông điệp của nước Mỹ là hợp lý!
3/ Tại sao nước Mỹ muốn đổ thừa trách nhiệm cho 1 nhà khoa học?
CHO DÙ Harry Truman, Tổng thống Mỹ năm 1945 đã nói rất hay, rất đúng: Chả ai quan tâm đến anh là người chế tạo ra bom, người ta chỉ biết tôi là người ra lệnh thả 2 quả bom đó…
THÌ, bộ phim (xuất sắc) này đã khiến người xem toàn cầu có cái nhìn đầy đủ hơn, “khách quan” hơn, trọn vẹn quá trình diễn tiến của việc phát triển dự án bom nguyên tử, cho đến thời khắc lịch sử nó đã gây ra hậu quả thảm khốc thế nào… Lí lịch thân cộng sản của Oppenheimer, quá khứ dữ dội (tùng muốn đầu độc thầy của mình) với tính cách độc lạ của ông ảnh hưởng như nào đến ý muốn chế ra thứ vũ khí kinh khủng để thả xuống nước Nhật,… Những chi tiết tinh vi đòi hỏi những cảm nhận tinh tế để hiểu thấu đáo thâm ý của tác phẩm…
Phải chăng thế giới nên có cái nhìn “khách quan”, toàn diện hơn về tội ác mà nước Mỹ đã giáng xuống người Nhật!?
4/ Phim Oppenheimer được chấp thuận kế hoạch sản xuất năm 2021, bấm máy & hoàn thành chỉ trong năm 2022, và chiếu toàn cầu vào tháng 7/2023. Mọi thứ dường như rất nhanh chóng, khẩn trương trong bối cảnh Thế giới đang đứng trước nguy cơ một cuộc thế chiến mới.
Nếu CTTG thứ 3 xảy ra, lần này Hoa Kỳ sẽ là bên liên quan trực tiếp chứ ko phải là một kẻ ngoài cuộc bị lôi kéo vào như ww2. Để chiếm thượng phong, Hoa Kỳ đang ráo riết lôi kéo đồng minh. 2 đồng minh xịn nhất mà Mỹ đang có lại là cựu thù năm xưa, là Đức & Nhật.
Với người Nhật, tôi tin rằng họ mãi ghi nhớ kẻ thù số 1 của mình là Hoa Kỳ, ko gì có thể gột rửa. Phim này đương nhiên là ko được công chiếu ở thị trường Nhật Bản.
P/s: Đây là phim không dành cho đại chúng, vì vậy tôi rất nghi ngờ con số doanh thu khủng tại thị trường VN cũng như Quốc tế.
Kể từ cuộc bầu cử TT Mỹ 2020, sau đó là đại dịch Covid, tôi hoàn toàn ko còn tin vào truyền thông phương Tây nữa.