SöREN KIERKEGAARD – RUN SỢ (phần 2)
Warning: Undefined array key "margin_above" in /home/giobayle/public_html/wp-content/plugins/ultimate-social-media-icons/libs/controllers/sfsiocns_OnPosts.php on line 663
Warning: Undefined array key "margin_below" in /home/giobayle/public_html/wp-content/plugins/ultimate-social-media-icons/libs/controllers/sfsiocns_OnPosts.php on line 664
SöREN KIERKEGAARD – RUN SỢ
Lời bàn thứ nhất
I
Lời xưa, xuất phát từ thế giới hữu hình, dạy rằng: “Chỉ người nào làm việc thì mới có bánh mì.” Nhưng kỳ lạ thay, câu nói này không thể áp dụng thích đáng vào cái nơi chốn mà nó hoàn toàn thuộc về. Bởi vì thế giới hữu hình luôn luôn tuân phục lề luật bất toàn. Kinh nghiệm cho thấy rằng kẻ không làm việc vẫn có bánh mì, và kẻ ăn rồi ngủ lại có bánh mì con nhiều hơn kẻ làm việc.
Trong thế giới tâm linh, điều này hoàn toàn khác. Tại đây, một trật tự thiêng thánh trường cửu luôn luôn chiếm ưu thế; tại đây, trời không mưa trên cả miền đất công chính lẫn bất công; tại đây, mặt trời không soi sáng suốt cả vùng thiện và vùng ác; tại đây chỉ kẻ nào làm việc mới có được bành mì, chỉ kẻ nào thống khổ thì mới được nghỉ ngơi, chỉ kẻ nào bước vào âm ty thì mới giải cứu được người mình yêu thương, chỉ kẻ nào rút dao ra thì mới có Isaac.
Có một loại hiểu biết đã táo bạo đưa vào thế giới tinh thần một lề luật lãnh đạm tương tự, lề luật mà dưới sự chi phối của nó, thế giới hữu hình đã phải kêu rên. Đối với nó, biết về sự vĩ đại là đủ rồi, mọi thứ khác đều không cần thiết. Nhưng vì thế mà nó không cần bánh mì, nó chết đói, trong lúc mọi thứ được biến thành vàng. Và nó thực sự biết được điều gì? Hàng ngàn người Hy-lạp và vô số người thuộc nhiều thế hệ tiếp nối nhau biết đến các chiến công của Miltiades, nhưng chỉ có một người (Themistocles) thao thức với những chiến công ấy. Biết bao thế hệ đã thuộc nằm lòng câu chuyện về Abraham – nhưng có bao nhiêu người thao thức trước câu chuyện ấy?
Giờ đây, câu chuyện về Abraham đã có một đặc tính khác thường là nó luôn luôn ngời rạng, dẫu cho người ta có thể hiểu nó một cách hạn hẹp đến đâu đi nữa; tuy nhiên, đến đây, lời xưa nói trên lần nữa lại được áp dụng. Tất cả sẽ tùy thuộc vào việc người ta có sẵn lòng cho hành động cần lao và nỗ lực hay không. Nếu họ không lao nhọc, họ sẽ không hiểu câu chuyện. Họ ca ngợi Abraham – nhưng như thế nào đây? Họ diễn tả toàn bộ vấn đề bằng lời lẽ chung chung như vầy: “Điều cao cả là ông yêu kính Thượng Đế đến độ sẵn lòng hy sinh điều tốt đẹp nhất cho Ngài.” Rất đúng, nhưng “điều tốt đẹp nhất” là một lối diễn tả mơ hồ. Nếu chàng trai giàu có mà Chúa gặp trên đường đã bán hết gia tài mà bố thí cho người nghèo khó, thì chúng ta nên ca tụng anh ta và tất cả những gì anh ta làm là cao cả, mặc dầu, khi không có sự lao nhọc, chúng ta cũng sẽ không hiểu anh ta – anh ta không bao giờ có thể được coi như là một Abraham, bất chấp sự thật rằng anh ta đã bố thí những gì quý giá nhất của mình.
Điều mà người ta lãng quên trong câu chuyện về Abraham thật là đáng sợ; bởi vì tôi không có sự ràng buộc luân lý đối với tiền của, nhưng một người cha luôn luôn có sự ràng buộc cao cả và thiêng liêng tột cùng với đứa con. Sự kinh sợ, tuy nhiên, là một điều nguy hiểm đối với những kẻ có bản chất yếu đuối như đàn bà, do đó họ bỏ qua điều đó. Ấy vậy mà họ lại thích nói về Abraham. Rồi họ nói – và khi nói, họ dùng hai từ “Isaac” và “điều tốt đẹp nhất” một cách thật lạnh lùng. Mọi thứ đều tươi sáng. Tuy nhiên, nếu như trong số những cử tọa ngồi nghe họ nói, có một người mắc chứng mất ngủ, thế là điều bi thảm nhất, kinh sợ nhất cùng với sự hiểu lầm khôi hài nhất sẽ có thể nảy sinh. Người đàn ông mất ngủ đó đi về nhà. Anh ta sẽ làm như Abraham đã từng làm, bởi vì đứa con thực sự là “điều tốt đẹp nhất.” Giả sử một diễn giả nào đó biết được việc này, có lẽ ông ta sẽ đến gặp người đàn ông mất ngủ, gom hết tất cả những phẩm hạnh có trong tâm hồn mình, rồi thét lên: “Hỡi người đàn ông kinh tởm, cái thứ rác rưởi của xã hội, loài quỷ dữ nào đã ám ảnh mày khiến mày muốn giết chết con mày?” Trong trường hợp người diễn giả này còn có đôi chút lý trí, tôi nghĩ anh ta cũng sẽ đánh mất nó đi khi người đàn ông tội lỗi ấy nói một cách bình thản và tự tin rằng: “Thật ra điều này cũng giống như những gì chính ông đã thuyết giảng hồi Chủ nhật vừa rồi đó thôi.”
Làm sao người ta có thể lý giải sự mâu thuẫn trong câu chuyện về người diễn giả đó? Có phải là vì Abraham có một đặc quyền trở thành người cao cả, để mà những gì ông làm đều trở nên cao cả hay không, trong khi người khác làm như vậy thì bị xem là tội lỗi, một tội lỗi vô cùng nhớp nhúa? Trong trường hợp này, tôi không muốn tham gia vào loại hành vi ca ngợi khinh suất như thế. Nếu đức tin không phải là một cái gì đó thiêng liêng đến độ Abraham muốn giết chết con mình, thì hãy lên án Abraham giống như lên án bao người đàn ông khác. Nếu một người không đủ can đảm để suy nghĩ và nói rằng Abraham là kẻ sát nhân, thì hãy tìm cách làm sao để có được sự can đảm này, hơn là hoang phí thời giờ vào những chuyện ngợi ca bất xứng. Về phương diện đạo đức, điều mà Abraham làm là ông muốn giết chết Isaac; về phương diện tôn giáo, ông muốn hiến tế Isaac; tuy nhiên, trong sự mâu thuẫn này đã hàm chứa một nỗi kinh sợ khiến cho người ta phải thao thức, và Abraham sẽ không phải là Abraham nếu không mang nỗi kinh sợ ấy. Hoặc giả ông sẽ không làm những điều như thế, mà lại làm một điều gì đó khác hẳn, điều mà có thể được lý giải bằng những hoàn cảnh của thời đại ông, thì khi đó chúng ta hãy quên ông đi, bởi vì chẳng đáng bõ công để nhớ lại cái dĩ vãng mà không thể nào trở thành hiện tại.
II
Người ta có thể nói một cách thẳng thắn về Abraham mà không gặp phải mối nguy hiểm rằng một cá nhân có thể đi về phía trước để làm điều tương tự trong nỗi hoang man hay không? Nếu tôi không dám nói một cách tự do. thì tôi sẽ hoàn toàn im lặng về chuyện Abraham, tôi sẽ không làm ô danh ông theo cái cách mà vì đó ông sẽ trở thành cạm bẫy cho kẻ yếu đuối. Bởi vì nếu người ta coi đức tin là tất cả, thì khi đó, theo cách suy nghĩ của tôi, họ có thể nói về nó mà không gặp phải hiểm nguy nào cả trong thời đại chúng ta. Chỉ nhờ vào đức tin, chứ không phải sự sát nhân, người ta mới có thể làm được điều tương tự như Abraham. Nếu coi tình yêu như là một trạng thái nhất thời, một cảm giác khoái lạc của con người, thì người ta chỉ đặt ra những cạm bẫy cho kẻ yếu khi nói về những kỳ tích của tình yêu. Chắc chắn ai cũng có những xúc cảm ngắn ngủi, nhưng nếu do hậu quả của những xúc cảm như thế người ta có thể làm một điều kinh khủng, điều mà tình yêu đã thần thành hóa như là một kỳ tích bất tử, thì mọi thứ đều tiêu tan, kể cả kỳ tích và người thực hiện đầy hoang man kỳ tích ấy.
Vả lại, tình yêu trong kẻ thi nhân luôn luôn có vị linh mục của nó, và đôi khi người ta nghe được tiếng nói xưng tụng tình yêu, nhưng lại không nghe một lời nào nói về đức tin. Ai sẽ nói lời vinh danh đức tin này? Triết học vẫn đang làm điều đó. Thần học thì ngồi bên cửa sổ tìm kiếm sự ủng hộ của triết học và đem lại nét yêu kiều cho triết học. Người ta thường cho rằng rất khó hiểu Hegel, nhưng lại bảo hiểu Abraham là một chuyện hết sức dễ dàng. Vượt qua Hegel là một điều thần kỳ, còn vượt qua Abraham, chẳng có gì dễ dàng hơn! Về phần mình, tôi đã đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu triết học Hegel và tin rằng tôi đã hiểu nó khá rõ. Nhưng khi có một số đoạn nào đó mà tôi không thể hiểu, thì tôi đủ táo bạo để nghĩ rằng chính Hegel đã trình bày thiếu sáng sủa. Tất cả những việc này được tôi thực hiện một cách dễ dàng và tự nhiên; đầu óc tôi không hề cảm thấy nhọc mệt gì cả. Nhưng trái lại, khi phải nghĩ về Abraham, tôi như bị rơi vào trạng thái bị hủy diệt. Lúc nào tôi cũng nhìn thấy cái nghịch lý to lớn, cái nghịch lý căn bản trong cuộc đời của Abraham; lúc nào tôi cũng bị cự tuyệt, và sự suy nghĩ của tôi, bất chấp những nỗ lực đầy đam mê, không bao giờ tiến xa hơn được một li. Từng thớ thịt của tôi căng lên để nhìn thẳng vào vấn đề – và vào giây phút đó, tôi bị tê liệt.
Tôi không thể nào không biết đến những gì từng được ngưỡng vọng như là những điều cao cả trên đời này. Tâm hồn tôi cảm thấy gần gũi với chúng; tôi tin rằng đó cũng là mục đích của tôi, mục đích mà với tất cả sự khiêm cung, người-hùng-tôi xưng tụng, và khi suy nghĩ như vậy, tôi liền kêu lên với chính mình: jam tua res agitur (khi nhà hàng xóm cháy, thì đó đã trở thành vấn đề của bạn). Tôi có thể nghĩ mình là người hùng, nhưng không thể nghĩ mình là Abraham; khi vươn tới đỉnh, tôi bị rơi xuống, bởi vì điều mà tôi chạm trán nơi đó là sự nghịch lý. Tuy nhiên, tôi không muốn nói, trong bất cứ ý nghĩa nào, rằng đức tin là một cái gì đó tầm thường; trái lại, nó là điều cao cả nhất. Và tôi không có ý nói rằng sẽ không lương thiện khi, về phương diện triết học, lại đưa ra một điều gì khác, thay vì là đức tin, và coi thường đức tin. Triết học không thể và cũng không nên đưa ra đức tin, nhưng nó cần phải hiểu bản chất của nó để có thể biết điều mà nó phải cho và không lấy đi thứ gì cả.
Nhìn chung, người ta thường cho rằng những gì mà sản sinh từ đức tin thì không phải là một tác phẩm nghệ thuật, và đó là một cái gì đó thô thiển và tầm thường; nhưng thật ra điều này không đúng. Tính biện chứng của đức tin là điều tốt đẹp nhất; nó có sự cao cả, điều mà tôi có thể hình thành một ý niệm về, chứ ngoài ra không còn gì khác. Tôi có thể đứng trên tấm ván nhún thực hiện một bước nhảy vĩ đại để băng mình vào cõi vô cùng; lưng tôi sẽ giống như lưng của người nghệ sĩ đi dây được uốn nắn từ thuở còn thơ, và như thế, khi đó, tôi sẽ thấy thật dễ dàng khi đi bằng cách chống tay xuống đất; nhưng tôi không thể làm được điều kỳ diệu ấy, mà chỉ có thể kinh ngạc vì nó. Đúng vậy, nếu ngay lúc nhảy lên lưng lừa, mà Abraham tự nhủ: “Đằng nào cũng phải mất Isaac, tốt nhất ta nên hiến tế nó ngay tại nhà, con hơn là phải đi một đoạn đường dài đến đỉnh Moriah,” thì tôi sẽ không cần nói đến Abraham; trái lại, tôi sẽ ngay lập tức cúi đầu bái lạy bảy lần trước tên tuổi của ông và bảy chục lần trước hành động của ông. Vì ông không làm như thế, như tôi đã minh chứng qua sự thật rằng ông đã rất mừng vui khi đón nhận lại Isaac, một nỗi mừng vui không hề có sự tiên liệu, không hề có thời gian để chờ đón. Nếu Abraham không hành xử như vậy, thì có thể ông cũng yêu Thượng đế, nhưng không tin vào Ngài; bởi vì kẻ yêu nhưng không tin Thượng Đế, sẽ tác động đến chính anh ta, và kẻ tin và yêu vào Thượng Đế sẽ tác động đến Thượng Đế.
Tôi không thể hiểu Abraham; trong một ý nghĩa nào đó, không có gì mà tôi có thể hiểu ông, ngoại trừ sự kinh ngạc. Nếu người ta tưởng rằng họ có thể, bằng cách lưu tâm đến kết quả của câu chuyện này, tự làm cho mình bị kích động để mà tin tưởng, thì họ đã tự lừa dối mình và mưu toan lừa dối Thượng Đế để đoạt lấy hành động đầu tiên của đức tin, đó là sự tận hiến (infinite resignation). Họ chỉ có thể bòn rút sự lọc lõi trần tục từ sự nghịch lý ấy. Có lẽ, chỉ một, hai người làm được như Abraham, bởi vì thời đại của chúng ta không muốn dừng lại ở đức tin, ở cái phép lạ biến nước lã thành rượu của nó, mà muốn đi xa hơn nữa, biến rượu thành nước lã.
III
Phải chăng không nên dừng lại ở đức tin và chẳng có gì kinh sợ khi mọi người muốn đi xa hơn nữa? Khi trong thời đại chúng ta, mọi người không muốn dừng lại ở tình yêu, vậy thì lúc đó họ đang muốn đi đến đâu? Đến sự lọc lõi, đến sự toan tính tủn mủn, đến sự thảm hại và ti tiện, đến những thứ có thể làm cội nguồn thánh thiện của con người bị hồ nghi. Phải chăng sẽ không tốt đẹp khi con người dừng lại ở đức tin, và phải chăng chỉ dừng lại ở đức tin khi e ngại rằng mình có thể gục ngã? Bởi vì hành động của đức tin phải luôn luôn được hình thành từ sự phi lý; nhưng phải nhớ rằng nó được thực hiện
theo cách thức mà người ta không mất đi cái hữu hạn, mà còn có lại nó một cách trọn vẹn.
Về phần mình, tôi có thể mô tả rõ ràng những hành động của đức tin, nhưng tôi không thể thực hiện chúng. Khi một người muốn học bơi, anh ta có thể nằm trên cái phao, rồi tập luyện các động tác bơi; nhưng đó không phải là anh ta đang bơi. Cũng với cách đó, tôi có thể mô tả các hành động của đức tin, nhưng khi bị đẩy xuống nước, tôi bơi, tuy nhiên tôi sẽ thực hiện những hành động hoàn toàn khác, những hành động tận hiến; trong khi đó, đức tin làm điều ngược lại: sau khi đã thực hiện những hành động tận hiến, nó sẽ có lại cái hữu hạn. Hãy ngợi ca kẻ đã thực hiện những hành động này, và tôi sẽ không bao giờ ngừng ngưỡng phục anh ta, cho dầu anh ta có là Abraham hay một tên nô lệ trong nhà của Abraham, cho dầu anh ta có là một vị giáo sư triết học hay một cô hầu; điều duy nhất tôi làm là nhìn vào những hành động. Nhưng tôi nhìn vào chúng và không bao giờ để mình bị dối gạt, bởi chính mình hay bời bất cứ kẻ nào khác. Rất dễ nhận ra người tận hiến: dáng đi của họ thanh thoát và quả quyết. Trái lại, những kẻ mang viên ngọc của đức tin thường lừa dối người khác, bởi vì dung mạo của họ rất giống với cái dung mạo của hạng người mà sự tận hiến và đức tin rất khinh miệt – hạng người dung tục.
Phải nói thật là trong cuộc đời tôi, chưa bao giờ tôi tìm thấy một ví dụ khả tín nào để minh họa cho người của đức tin, mặc dầu tôi sẽ không phủ nhận rằng ai cũng có thể là một ví dụ như thế. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng, từ nhiều năm nay, tìm kiếm hình ảnh này một cách tuyệt vọng. Người ta thường đi khắp nơi để tìm hiểu sông ngòi, rừng núi, tinh tú, chim muông, cá lạ và những tộc người kỳ dị — họ đắm chìm trong một trạng thái cục súc, một trạng thái khiến họ cứ há hốc mồm nhìn vào cuộc tồn sinh và nghĩ rằng mình đã tìm thấy một điều gì đó đáng giá. Tôi không quan tâm đến những chuyện như thế. Nhưng tôi biết rằng nơi nào có người của đức tin, tôi sẽ đi bộ đến gặp anh ta, bởi vì con người kỳ diệu như vậy lúc nào cũng chiếm trọn sự quan tâm của tôi. Tôi sẽ không rời khỏi anh ta một giây một phút nào cả; tôi sẽ quan sát cách anh ta hành động; tôi sẽ dành trọn vẹn tôi cho đời sống, sẽ phân chia thời giờ của mình cho việc quan sát anh ta và cho việc thực tập những hành động của đức tin, và từ đó dành trọn vẹn thời gian để ngưỡng phục anh ta.
Như đã nói, tôi chưa tìm thấy một con người như thế, nhưng có thể mường tượng rất rõ ràng về anh ta. Anh ta đang ở đây. Tôi đang làm quen với anh ta; tôi được giới thiệu với anh ta. Ngay cái khoảnh khắc mà tôi nhìn anh ta, tôi đã xô anh ta ra, tôi đã nhảy lui lại, tôi kinh ngạc xiết hai bàn tay mình vào nhau và thốt lên rằng: “Lạy Chúa, đây là kẻ đó sao? Đây thực sự là anh ta sao? Sao anh ta trông giống kẻ thu thuế quá vậy!” Tuy nhiên, đó chính là anh ta. Tôi đến gần anh ta hơn và quan sát nọi hành động của anh ta để tìm xem có một thông điệp bé nhỏ nào từ chốn vô cùng mà tôi đã không nhận ra hay không – một ánh nhìn, một cái liếc mắt, một điệu bộ, một dấu hiệu của nỗi buồn, một nụ cười; tất cả những thứ có thể tiết lộ cái vô cùng trong sự tương phản với cái hữu hạn. Không! Tôi nhìn anh ta từ đầu tới chân để tìm xem có thể có một vết nứt nào mà nhờ vào đó cái vô cùng hé lộ. Không! Anh ta hoàn toàn thuần nhất. Bước đi của anh ta thì sao? Đầy sinh lực và hoàn toàn là bước đi của cái hữu hạn; không một kẻ ăn mặc lịch lãm nào dạo bước trong công viên Fresberg một buồi chiều Chủ Nhật lại có thể cất bước một cách quả quyết hơn thế; anh ta hoàn toàn thuộc về thế giới này, như mọi người bình thường khác. Người ta không khám phá được điều gì cách biệt và siêu nhiên mà nhờ vào đó có thể nhận ra kẻ tận hiến. Anh ta yêu thích mọi thứ, và khi nào người ta trông thấy anh ta can dự vào một việc gì đó, thì khi đó anh ta đều thể hiện sự bền bĩ, kiên trì – một sự bền bĩ của một người đặt trọn vẹn tâm ý vào công việc. Anh ta chú tâm vào công việc của mình. Do đó, khi nhìn anh ta, người ta có thể tưởng rằng anh ta là một viên thư ký đã bị lạc hồn trong hệ thống sổ sách rối rắm, phức tạp. Và anh ta đúng là kẻ như thế. Anh ta nghỉ ngơi vào ngày Chủ Nhật. Anh ta đi lễ nhà thờ. Không có biểu hiện siêu phàm hay bất cứ một dấu hiệu khó lường nào có thể làm lộ chân tướng anh ta; nếu không biết anh ta, thì không thể phân biệt anh ta với những giáo dân còn lại, bởi vì giọng hát thánh ca khỏe khoắn và tràn đầy sinh lực của anh ta cao lắm cũng chỉ chứng tỏ rằng anh ta có một buồng ngực khỏe mạnh. Chiều đến, anh ta dạo bước vào rừng. Anh ta cảm thấy vui thích với những gì mà mình nhìn thấy, với đám đông, với những chiếc xe bus hai tầng mới lạ, với những thanh âm xung quanh; khi gặp anh ta dạo bước, người ta có thể tưởng rằng anh ta là một người chủ tiệm đang trải qua những phút giây nhàn hạ; niềm vui của anh ta vốn giản đơn như thế. Anh ta chẳng phải là thi nhân, và tôi đã cố gắng, nhưng vẫn không tìm được một nét thi sĩ nào nơi anh ta. Trời sụp tối, anh ta bước về nhà; dáng đi của anh ta, tựa như người bưu tá, không hề có một dấu hiệu mệt mõi. Trên đường về, anh ta nghĩ rằng hẳn là người vợ đang chuẩn bị dọn một bữa ăn ấm cúng cho anh ta; có thể đó là món đầu bê nướng dùng với rau xanh. Nếu gặp một kẻ có cùng tâm trạng như mình, anh ta có thể nói chuyện với kẻ đó về bữa ăn bằng sự đam mê của một viên bếp trưởng khách sạn. Anh ta không còn một xu dính túi, nhưng vẫn hoàn toàn tin rằng vợ anh ta đã dọn sẵn món ngon chờ anh ta về. Nếu vợ anh ta làm thế, thì đó sẽ là một cảnh tượng đáng ghét đối với những kẻ thượng lưu và là một cảnh tượng mang lại nguồn cảm hứng cho người dân bình thường, khi cả hai hạng người này trông thấy anh ta dùng bữa; bởi vì khi ăn, anh ta cảm thấy ngon miệng hơn cả Esau
[1]
Nếu vợ anh ta không làm thế, thì kỳ lạ thay, anh ta vẫn hoàn toàn tươi vui và ngon miệng.
Vào buổi tối, anh ta hút độc tẩu; nếu trông thấy anh ta, người ta sẽ quả quyết rằng đó là gã bán tạp hóa ven đường, kẻ đang không biết làm gì giữa buổi chiều hôm. Anh ta sống vô tư lự như một kẻ bất cần đời, tuy nhiên, anh ta đã mua sạch thời gain với một cái giá đắt đỏ nhất, bởi vì anh ta không làm gì cả, ngoại trừ những việc xuất phát từ sự phi lý. Và quả thực tôi trở nên giận dữ về điều đó – vì ganh ghét, nếu không còn lý do nào khác để giải thích – bởi vì trong mỗi khoảnh khắc, anh ta đã và đang thực hiện những hành động tận hiến. Bằng sự tận hiến, anh ta đã nốc cạn chén đắng của cuộc đời, anh ta nhận biết được niềm vui cùng tột của sự tận hiến, anh ta cảm nghiệm được nỗi đau của việc từ bỏ mọi thứ, những thứ yêu quý nhất mà anh ta có; tuy nhiên, đối với anh ta, cái hữu hạn cũng tốt đẹp như đối với những kẻ chưa bao giờ biết đến một cái gì cao cả hơn, bởi vì sự tồn tại của anh ta trong cái hữu hạn không hề mang vết tích của một tâm hồn bị kinh sợ do quá trình huấn luyện sản sinh; và anh ta có được cảm giác an bình để tận hưởng đời sống hữu hạn như thể nó là điều bền vững nhất trong tất cả mọi thứ. Anh ta hiến dâng mọi thứ một cách tuyệt đối, rồi anh ta có lại mọi thứ nhờ vào sự phi lý. Anh ta không ngừng thực hiện những hành động tận hiến, nhưng anh ta làm điều này bằng sự quả quyết rằng anh ta liên tục có được cái hữu hạn xuất phát từ sự tận hiến đó, và không một ý nghĩ nào xen vào tâm trí anh ta, dù chỉ một khoảnh khắc.
Người ta cho rằng công việc khó khăn nhất đối với một vũ công là nhảy lên để vươn tới một vị trí nào đó trong không trung mà không hề nghĩ trước về vị trí đó, nhưng lại vươn tới vị trí đó như thể đó là kết quả hiển nhiên của hành động nhảy. Có lẽ không một vũ công nào có thể làm được điều đó – đó là điều mà người của đức tin thường làm. Hầu hết mọi người đều sống một các khắc khoải, âu lo trong niềm vui và nỗi buồn trần thế; họ là những kẻ ngồi bó gối bên bờ tường và không tham gia vào cuộc nhảy múa. Người tận hiến là những vũ công có khả năng nhảy cao lên. Họ thực hiện những hành động bay lên và rồi rơi xuống; đây là một trò tiêu khiển tuyệt vời, và không phải là không thanh nhã để chúng ta ngắm nhìn.
Không cần nhìn họ khi họ tung người lên, mà hãy nhìn họ khi họ chạm mặt đất – đó là lúc người ta nhận ra họ.Nhưng rơi xuống theo cách thức trông như thể đang đứng yên hoặc đang đi bộ; chuyển bước nhảy của cuộc sống thành một cuộc đi bộ; đó là điều mà chỉ những người của đức tin mới có thể thực hiện được, và đó là điều kỳ diệu duy nhất.
(còn tiếp)
_________
