
NHỮNG TRIẾT GIA CỦA SỰ PHÁ HỦY
Warning: Undefined array key "margin_above" in /home/giobayle/public_html/wp-content/plugins/ultimate-social-media-icons/libs/controllers/sfsiocns_OnPosts.php on line 663
Warning: Undefined array key "margin_below" in /home/giobayle/public_html/wp-content/plugins/ultimate-social-media-icons/libs/controllers/sfsiocns_OnPosts.php on line 664
NHỮNG TRIẾT GIA CỦA SỰ PHÁ HỦY
(Ngô Nhật Đăng)
Một thi sỹ của xứ Perse gọi Triết học là một cuốn sách có 3 trang nhưng bị mất trang đầu và trang cuối. Ba trang ấy như sau:
Trang 1: Tại sao tôi sinh ra trong cuộc đời? Lý do nào mà tôi được sinh ra?
Trang 2: Tôi sinh ra để làm gì?
Trang 3: Tương lai của tôi sẽ ra sao?
Cái nguyên do và cứu cánh (1&3) không thể tìm ra câu trả lời có sức thuyết phục nên được coi như những trang sách đã bị mất. Triết học cổ đại tuyên bố : “Triết lý khởi đầu từ ngoại lý để đi đến tận cùng ở ngoại lý” tức là không dám động tới, và tôn giáo ra đời để giải thích.
Tôn giáo tinh tuyền dùng Mặc Khải, nguyên ủy và cứu cánh của con người là Thiên Chúa, tất cả đều được giải thích bằng Thánh ý mầu nhiệm của Chúa. Tocqueville coi đây là sự lựa chọn khôn ngoan của con người, anh ta được lợi nhiều hơn khi phó mặc những vấn đề siêu việt trí tuệ vượt quá sự hiểu biết của nhân loại vào tay Đấng Tối cao. Mặt khác, lựa chọn này cũng không phải là tiêu cực, tôn giáo mở ra một con đường có thể cắt nghĩa được những băn khoăn bằng tu hành. Triết lý phương Đông (Dịch) nói “Chí thành như Thần”- (Thành là thành công không phải là thành thật), bước sang nửa cuối của thế kỷ 20 triết học Tây phương cũng kêu gọi quay về với Nhân bản.
Tôn giáo nặng về triết lý như đạo Phật thì bậc sáng lập không bàn đến thoạt kỳ thuỷ, Phật tổ gảy ra không cho bàn đến để dốc sinh lực vào việc tu luyện, Ngài cũng không chịu thị hiện phép màu, Phật chỉ công nhận một phép lạ gọi là “Phép lạ của Giáo dục”. Những cách giải nghĩa về nguyên ủy và cứu cánh đều là do các môn đệ về sau nói rằng chép lại lời Phật tổ (sau khi mất) nên không đủ giá trị.
Triết học cổ đại thì bỏ qua nhưng các triết gia hậu sinh thì không chịu, cùng với sự ra đời của một bước tiến trí tuệ của con người từ việc quan sát các hiện tượng tự nhiên gọi là “Khoa học” và cắt nghĩa nó bằng những suy niệm thường nghiệm, các triết gia có thêm một vũ khí sắc bén để giải thích các khái niệm siêu hình. Tất cả các sự vật, sự kiện chỉ có sức thuyết phục khi nó được soi rọi dưới ánh sáng “khoa học” và “triết học”.
Học thuyết Tiến hóa của Darwin đã thống trị tư tưởng của phương Tây và sau đó là toàn thế giới trong cả thế kỷ nhờ những thành tựu khoa học làm biến đổi cuộc sống của con người, và những thành tựu đó được gán cho là nhờ có tư tưởng tức là nhờ triết học, vì thế triết học Tây phương cũng thống trị thế giới, mọi tư tưởng cũng như mọi nền triết học khác đều bị coi thường bị coi như thủ phạm của tình trạng “nghèo nàn, lạc hậu”.
Cặp bài trùng Darwin và Marx
Năm 1859 tác phẩm “Về nguồn gốc các loài” của Darwin được xuất bản, lập tức nó thu hút sự quan tâm của Karl Marx. Trong một bức thư gửi Friedrich Engels ngày 19/12/1860 Marx nói rằng cuốn sách của Darwin chứa đựng “cơ sở trong lịch sử tự nhiên cho quan điểm của chúng ta.”
Trong một bức thư khác gửi cho nhà hoạt động Ferdinand Lassalle (ngày 16 tháng 1 năm 1861), Marx kết luận rằng “Cuốn sách của Darwin rất quan trọng và phục vụ tôi như một cơ sở trong khoa học tự nhiên cho cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử.” Vì vậy, Marx đồng ý với Darwin rằng xã hội, giống như các sinh vật sống trên Trái đất, là kết quả của các quá trình thay đổi lịch sử. Khi ấn bản thứ hai của tập đầu tiên “Tư bản” của Karl Marx được xuất bản vào năm 1873, Mark đã lời đề tặng cho Darwin:
“Gửi Charles Darwin từ một người ngưỡng mộ thực sự – Karl Marx.”
Thực tế, trong tập đầu tiên của “Tư bản” Marx đã trích dẫn Darwin hai lần. Để lập luận về lý thuyết của mình, Marx đã so sánh cách các sinh vật(gồm cả con người) sử dụng nội tạng (theo giải thích của Darwin) với việc sử dụng các thiết bị và công cụ kỹ thuật của loài người. Mark kết luận rằng phải viết ra lịch sử giống như Darwin đã viết về thế giới tự nhiên và sự hình thành các cơ quan động thực vật. Như vậy, Darwin và Marx đã mở đầu cho thời kỳ ra đời các triết gia của sự phá hủy và mục tiêu đầu tiên của họ là Tôn giáo.
Marx đã bày tỏ rõ ràng lập trường của mình chống lại tôn giáo trong một lời khẳng định sơ sài nhưng có ý nghĩa phá hủy ghê gớm rằng đó là “thuốc phiện của nhân dân”. Hầu hết những người theo chủ nghĩa Marx sau đó sẽ ủng hộ ý tưởng này.
Các nhà nghiên cứu về lịch sử của phép Duy vật biện chứng cho rằng Darwin không đồng ý với Marx về quan điểm này dựa trên một lá thư trong kho lưu trữ của Marx, bức thư của Darwin đề ngày 12 tháng 10 năm 1880, trong đó ông từ chối lời đề nghị được đưa ra trong một bức thư trước đó (được cho là) của Marx đề cập đến ông trong việc đóng góp một tác phẩm được cho là tập 2 của “Tư bản”. Tập thứ hai “Vốn” giống như tập thứ ba, chỉ được xuất bản sau khi Marx chết và lá thư của Marx gửi Darwin không được tìm thấy.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Darwin là một người tin tưởng Chúa, nó được thể hiện qua bức thư (ngày 24 tháng 11 năm 1880) gửi cho một nhà báo Mỹ tên là F. McDermott :
“Tôi không tin vào Kinh thánh như một sự mặc khải của Đức Chúa Trời, và do đó không tin vào Chúa Jesus, Chúa Kitô là con của Thiên Chúa”
Lá thư này đã được giữ bí mật trong hơn 100 năm theo yêu cầu của Darwin và gần đây đã được bán đấu giá (ngày 21 tháng 9 năm 2015) tại New York với mức giá kỷ lục gần 200.000 USD.
Thực ra điểm bất đồng giữa Darwin và Marx chỉ ở vấn đề: Darwin cho rằng sự tiến hóa (tư tưởng) của con người diễn ra từ từ còn Marx thì cho rằng nó sẽ diễn ra một cách đột ngột nhờ các cuộc cách mạng có tính chất hủy diệt.
(Còn nữa)

